Forbes: Việt Nam ngập tràn cơ hội cho quảng cáo trên di động

Việt Nam là nước có kết nối internet rộng rãi và với sự hiện diện ngày một dày của smartphone, những nhà tiếp thị trên điện thoại di động ngày càng có nhiều cơ hội hơn, theo Forbes.

Forbes: Việt Nam ngập tràn cơ hội cho quảng cáo trên di động

Gần như mỗi quán cà phê hay nhà hàng đều trở thành một điểm truy cập internet ở Việt Nam – Ảnh: AFP

​Tờ Forbes mới đây có bài viết nhận định về cơ hội tiếp thị trên nền tảng di động ở Việt Nam khi điện thoại thông minh (smartphone) xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống người dân.

Tờ báo đánh giá một trong những điều tuyệt vời về cuộc sống ở Việt Nam là mọi người luôn có thể dễ dàng lên mạng dù họ đang ở đâu. Việt Nam có lợi thế khi tiếp nhận công nghệ internet muộn hơn. Các thiết bị như router không dây và khả năng truy cập mạng giá rẻ đồng nghĩa với việc không chỉ có nhà riêng, mà gần như mỗi quán cà phê hay nhà hàng đều trở thành một điểm truy cập internet.

Cùng với đó, 36% dân số Việt Nam hiện sở hữu điện thoại thông minh và tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các khu vực đô thị. Theo nghiên cứu từ hãng DI Marketing, 9/10 người dùng smartphone cho hay điện thoại là phương tiện truy cập internet duy nhất của họ. 80% người lên mạng qua smartphone cho biết truy cập mạng xã hội là hoạt động chính.

Hai yếu tố trên đồng nghĩa với cơ hội to lớn dành cho các thương hiệu muốn tiếp cận người tiêu dùng thông qua thiết bị di động. Song giữa hàng loạt thông tin trực tuyến, loại hình quảng cáo nào thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt? Báo cáo của Omnicom Media và hãng nghiên cứu Epinion xem xét các kênh và nội dung có hiệu quả nhất ở thị trường Việt Nam để trả lời câu hỏi này.

Như đã đề cập ở trên, các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Instagram, cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Khảo sát đưa ra kết quả 60% người được hỏi cho hay họ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu không cầm smartphone và 44% không thể rời mắt khỏi điện thoại di động hơn 1 giờ đồng hồ. Rất nhiều thời gian sử dụng smartphone là dành cho mạng xã hội.

Khi nói đến nội dung, khẩu vị người Việt khá khác biệt so với các nước láng giềng Đông Nam Á. Nội dung gây cười hoặc hữu ích, chẳng hạn như hướng dẫn trang điểm hay tính năng lập bản đồ, là phổ biến nhất với người Việt. Nếu nội dung trên được truyền tải dưới dạng video thì càng hiệu quả hơn.

Giám đốc điều hành công ty sáng tạo Dinosaur Sumesh Peringeth ở TP.HCM cho hay một đoạn phim ngắn, truyền tải ý tưởng đơn giản, dễ dàng và đôi khi kỳ quặc có thể đặc biệt hiệu quả. “Trong những tình huống trên, hài hước đem lại kết quả cao nhất. Ai lại không thích một câu chuyện vui?”, ông Peringeth nói.

Khi smartphone đang ở trên tay hàng chục triệu người Việt, những nhà tiếp thị thông minh, có hiểu biết có thể tận dụng cơ hội này để gặt hái nhiều thành công.

Sưu Tầm: Internet

admin

TCTshop.com - Mua sắm trực tuyến trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam. Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ chuyên nghiệp giúp khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam dễ dàng mua sắm các sản phẩm trực tuyến.

Tin tức liên quan

Zalo Connect thêm tính năng “trảm” thông tin đùa cợt, quảng cáo, lừa đảo

Zalo Connect thêm tính năng “trảm” thông tin đùa cợt, quảng cáo, lừa đảo

Có thể “Xác nhận đã giúp” và “Báo xấu” Với số lượng rất lớn các yêu cầu cần giúp đỡ tại Zalo Connect, việc phân bổ sự trợ giúp, chia sẻ cơ hội và đảm bảo đến đúng người khó … Readmore

Đọc tiếp

Yếu tố nào khiến người dùng nâng cấp smartphone?

Yếu tố nào khiến người dùng nâng cấp smartphone?

Có rất nhiều lý do khiến người dùng mua những chiếc smartphone mới, nhưng đâu mới là lý do chính? Thực tế, những chiếc smartphone ngày nay khá giống nhau. Nếu tắt nguồn các thiết bị và xếp chúng cạnh nhau, … Readmore

Đọc tiếp

Yên tâm, iPhone 13 sẽ đúng hẹn với iFan vào tháng 9

Yên tâm, iPhone 13 sẽ đúng hẹn với iFan vào tháng 9

Các nhà nghiên cứu cho biết, “gia đình” iPhone 13 sẽ ra mắt vào tháng 9 với chip A15, pin lớn hơn. Theo công ty nghiên cứu TrendForce, Apple có khả năng sẽ tung cả 4 phiên bản thuộc dòng … Readmore

Đọc tiếp

Theme Settings

Chat Messenger Chat Zalo
038 9999 553